Mỹ, Nhật Bản, Canada và 6 quốc gia châu Âu ngày 15/11 cam kết sẽ huy động ít nhất 20 tỷ USD để giúp Indonesia loại bỏ than đá và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050.

- Khủng hoảng ngân hàng và nhiệm vụ bất khả thi của FED
- Thị trường tài chính toàn cầu dự báo gì về cuộc họp tuần này của Fed?
- Kinh tế Trung Quốc nhiều tín hiệu phục hồi tốt
- Fed, ECB phối hợp cùng các ngân hàng trung ương khác để tăng thanh khoản Đô la giữa khủng hoảng ngân hàng
- Lý do tại sao thị trường tiền điện tử “sụp đổ” hôm nay
Mỹ, Nhật Bản, Canada và sáu quốc gia châu Âu đã ký hiệp định với Jakarta bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali nhằm giúp Indonesia thoát khỏi nền kinh tế phụ thuộc vào than đá nhờ sự chuyển đổi năng lượng, Nhà Trắng dẫn tuyên bố cho biết, AFP đưa tin.
Theo New York Times, thỏa thuận này là nỗ lực tham vọng nhất của Mỹ và các nước châu Âu nhằm thuyết phục một quốc gia đang phát triển từ bỏ loại nhiên liệu hóa thạch này.
Theo thỏa thuận, Indonesia, nơi có rừng nhiệt đới lớn thứ ba thế giới, cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, sớm hơn 10 năm so với kế hoạch trước đó và tăng gần gấp đôi sản lượng năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ca ngợi thỏa thuận này là một mô hình có thể được nhân rộng ở các quốc gia khác để đáp ứng các mục tiêu khí hậu của thế giới.
“Indonesia cam kết sử dụng quá trình chuyển đổi năng lượng của chúng tôi để đạt được nền kinh tế xanh và thúc đẩy phát triển bền vững”, ông nói trong một tuyên bố.
Các nhà tài trợ của thỏa thuận này cho biết Jakarta đã cam kết sự chuyển đổi đầy tham vọng sang năng lượng sạch để đổi lấy khoản hỗ trợ tài chính trị giá 10 tỷ USD trong lĩnh vực công và 10 tỷ USD tài trợ tư nhân trong vòng 3-5 năm.
Nguồn tài chính bao gồm “các khoản tài trợ, khoản vay ưu đãi, khoản vay theo lãi suất thị trường, bảo lãnh và đầu tư tư nhân” cho quốc gia có trữ lượng than lớn nhất thế giới này.
Cam kết tài trợ được công bố ngày 15/11 là một phần của một loạt dự án được công bố trong khuôn khổ quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia nghèo và đang phát triển. Đây được coi là đối trọng với Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc.